Daily Archives: Tháng Một 6, 2020

  • -

Cách xây dựng link nội bộ cực chuẩn

Link nội bộ là một phần quan trọng trong seo, nhưng không phải ai cũng hiểu được làm thế nào để tối ưu link nội bộ từ đó đem lại hiệu quả cao nhất trong seo. Những tư vấn dưới đây của seolentop10.com sẽ giúp bạn hiểu nên xây dựng link nội bộ ra sao.

Cung cấp một tuyến đường rõ ràng đến thông tin của bạn

Một trong những lời khuyên được biết đến nhiều nhất đối với thiết kế trang web là đảm bảo người dùng sử dụng Internet không phải truy cập nhiều hơn 3 trang để tìm thông tin mục tiêu của họ. Theo một nghiên cứu của KPMG, hơn 90% các trang web đặt phòng khách sạn trực tuyến phù hợp với quy trình này. Ngoài ra, các trang web tư vấn kinh doanh của chính phủ Anh, Business Link nói rằng thủ thuật này là một trong những thực tiễn tốt nhất của thiết kế web.

Tạo trang chủ hữu ích

Với các tab điều hướng như là một tính năng nổi bật của bất kỳ trang web nào, trang chủ thường là một trong những trang đơn giản nhất để liên kết đến. Hầu hết người dùng Internet sẽ ghé thăm trang chủ của bạn bất cứ khi nào họ truy cập vào trang web của bạn. Kết quả là, trang chủ thường là trang có thứ hạng cao nhất của trang web. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng nó một cách khôn khéo.

Việc tối ưu trang chủ để tạo ra các liên kết internal có liên quan và hữu ích là một trong những cách tốt nhất để liên kết đến các trang web khác trong website của bạn. Việc liên kết đến các trang cụ thể sẽ làm nổi bật thông tin quan trọng trên trang web của bạn, tạo ra một con đường hấp dẫn cho cả người dùng Internet và công cụ tìm kiếm.

Đặt link nội bộ ở bài viết chứa nhiều thông tin quan trọng.

Ví dụ như trang này này chủ yếu về thiết kế website bán hàng, các thủ thuật SEO, giao diên website thì mình coi các trang đó là trang chứa nội dung chủ yếu. Chúng ta sẽ tăng cường đổ link từ bài viết liên quan về 2 trang đó.

Đặt link nội bộ vào các trang có nhiều liên kết trỏ về.

Một chiến thuật xây dựng link nội bộ cơ bản nhất đó là hãy chủ động đặt link ở các trang chứa nhiều liên kết trỏ về (hoặc trang có chỉ số Page Authority cao). Ví dụ mình muốn dồn link nội bộ vào trang A và blog mình có một trang B có rất nhiều link nội bộ trỏ về. Vậy, việc đầu tiên mình cần làm là đặt một link cho trang A vào trang B, nếu các bạn có thêm trang C, D thì cứ đặt link trang B vào 2 trang này.

Cách xây dựng link nội bộ

Dẫn liên kết từ các trang kéo traffic tới trang chuyển đổi

Nói thì nghe có vẻ phức tạp nhưng khái quát lại nghĩa thế này: Khi ta tạo ra 1 blog với nội dung hấp dẫn và hữu ích thu hút được nhiều lượng tìm kiếm từ người dùng.

Bạn không thể tưởng tượng ra được việc tăng traffic tự nhiên từ các blog này khủng như thế nào đâu? Từ các trang có lượt traffic cao này hãy điều hướng link tới trang đích bạn muốn chuyển đổi.

Đa dạng anchortext xây dựng Internal Link một cách tự nhiên

Xây dựng Internal Link tự nhiên nghĩa là: đặt liên kết phù hợp đúng với từng ngữ cảnh, đa dạng các anchor text, liên kết hướng đến những thông tin hữu ích dành cho người dùng . . . là điều bạn cần để ý.

Những cách làm này giúp cho hệ thống xây dựng Internal Link trở nên tự nhiên hơn.

Giữ số lượng liên kết trên mỗi trang hợp lý

Xây dựng quá nhiều liên kết nội bộ được tìm thấy trên một trang. Trừ khi nội dung được chuẩn bị tốt nếu không các liên kết nội bộ này có thể gây nhàm chán cho người đọc. Không những thế, số lượng quá nhiều liên kết sẽ khiến công cụ tìm kiếm coi đó là một tín hiệu spam mà bạn không biết tới.

Vậy bao nhiêu link cho 1 bài viết là đủ? Với những bài dưới 1000 từ chỉ tầm 2-5 internal là được. Còn các bài viết trên 2000 từ thì 8-10 internal link là lời khuyên của tôi đến bạn.

Xem thêm bài viết có liên quan Kỹ thuật tối ưu hóa Onpage cho website

_______________________________________________________________________________

TEAM Seo Lên Top 10 SEOLENTOP10.COM –  Dịch vụ seo từ khóa chuyên nghiệp và uy tín
Phone: 033 556 1529
Email: seolentop10.com@gmail.com
Chat Skype: seolentop10.com (vui lòng gõ tìm kiếm để add nick)
https://www.facebook.com/seolentop10


  • -

Những thẻ Meta quan trọng trong SEO

Bài viết này chúng tôi lưu ý các bạn những thẻ Meta đóng vai trò chủ đạo trong quá trình SEO onpage của một website.

Thẻ Meta Robots

Meta robots là một thẻ có chức năng điều hứng cho công cụ tìm kiếm thu thập thông tin dựa trên các trang đánh chỉ mục cũng như các trang loại trừ của một website. Bạn có thể cho phép hoặc không việc công cụ tìm kiếm index trang, theo dõi các liên kết của nó, lưu trữ hoặc ngăn chặn nó không nó index một số trang không cần thiết.

Ví dụ:
<meta name=”robots” content=”noindex, nofollow” />
Google sẽ chọn tùy chọn hạn chế nhất là noindex nếu tình cờ bạn được sử dụng hai thuật ngữ mẫu thuẫn noindex và index.
Meta robots là thẻ hữu ích cho SEO bới nó là một cách đơn giản để ngăn chặn các chỉ số hóa nội dung trùng lặp. Nó cũng có thể có lợi cho các trang chưa hoàn thiện hay các web có thông tin bí mật.

Một số giá trị khai báo khác:

– “index“: các bộ tìm kiếm của Google khi thu thập các thông tin được phép đánh chỉ mục trang này.
– “follow“: là thuộc tính cho phép các bọ tìm kiếm của anh google dựa trên những liên kết trên trang hiện tại của web để tìm kiếm các thông tin trên những trang khác có liên quan.
– “nofollow“: không cho phép Robots đi theo link trong trang để đến các trang liên kết khác.
– “all” hoặc “follow, index”: Gồm cả 2 giá trị của follow và index là cho phép google index, lập chỉ mục và hướng theo các liên kết trong bài viết.
– “noindex”: không cho phép robots hay google index trang này.
– “none” hay “nofollow, noindex”: gồm 2 thuộc tính nofollow và noindex, không cho phép google index trang và cũng không cho robots đi theo các liên kết có trong trang.

Meta Description

Đây cũng là một phần thuộc về HTML với chức năng là tóm tắt nội dung trang web của bạn. Công cụ tìm kiếm thường hiển thị phần meta mô tả trong kết quả tìm kiếm nằm dưới thẻ title của bạn.
Meta Description được sử dụng để tăng xếp hạng trang web nhiều hơn. Tuy nhiên, bản cập nhật thuật toán trong những năm gần đây đã giảm bớt hiệu quả của nó. Nó sẽ không cải thiện cho thứ hạng của bạn nhưng các thẻ Meta Description vẫn có thể hữu ích bởi nó được sử dụng trên các trang tìm kiếm kết quả.

Nếu bạn mô tả nội dung phù hợp với nội dung tìm kiếm của người dùng thì họ sẽ click chuột vào trang web của bạn. Điều đó có nghĩa nó vẫn còn có thể cải thiện khả năng tăng thứ hạng web của bạn. Vì thế, một trang mô tả tốt có thể xuất hiện hiệu quả hơn với người dùng, nâng cao cơ hội của mình bằng việc người dùng nhấp chuột vào nó.
Độ dài trung bình của một đoạn thẻ mô tả trên máy tính là khoảng 160 ký tự. Còn trên thiết bị di động thì độ dài trung bình khoảng 130 ký tự.

Để có thẻ mô tả tốt, chuẩn SEO thì cần lưu ý các điểm:

– Không cần chú ý quá nhiều vào số lượng ký tự bởi Google có thể co giãn hoặc kéo ra nội dung mô tả dựa trên sự truy vấn của người dùng.
– Không thêm thẻ Description trùng lặp.
– Thêm CTA vào meta Description như đặt phòng ngay, liên hệ với chúng tôi, mua ngay với giá tốt,…
– Đừng quên thêm từ khóa chính và thẻ Description.
– Hãy viết cho người dùng và khuyến khích họ nhấp và bằng nội dung cụ thể, có liên quan.
– Thêm vào bất cứ chương trình ưu đãi nào bạn đã thực hiện.

Những thẻ Meta quan trọng trong SEO onpage

Thẻ Title tag

Title tag là phần dùng để chỉ rõ website của bạn với bộ máy tìm kiếm và lượng khách truy cập trong HTML. Nó hỗ trợ cho tất cả trình duyệt như Chrome, Safari, Firefox,… Title tag rất quan trọng đối với SEO và khách truy cập, thường xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm và trong tabs trình duyệt.

Title tagBạn cần thêm title trong phần <head> của trang web, ví dụ:
<head>
<title> tiêu đề mẫu </ title>
</ head>
Độ dài tối ưu cho thẻ tiêu đề thường dưới 60.

Để có 1 thẻ tiêu đề tốt, chuẩn SEO thì cần lưu ý những điểm sau tạo title tag như sau:

– Thêm “từ bổ nghĩa” vào sau thẻ tiêu đề (top, mẹo, đánh giá, số: 5 cách, 10 địa điểm, 999+, tổng hợp,…)
– Nhúng từ khóa đuôi dài vào thẻ tiêu đề
– Chèn từ khóa chính vào đầu thẻ title
– Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa.
– Chỉ nên có 1 thẻ tiêu đề cho mỗi trang.

Meta Content Type

Meta Content Type là thẻ được sử dụng để khai báo mã hóa các ký tự của một website. Nó giúp các trình duyệt biết được nội dung trang web của bạn được mã hóa ký tự ra sao để hiện thị các thông tin một cách tốt nhất.
Thẻ Meta Content Type thì không ảnh hưởng tới thứ hạng hay CTR.

Kiểu mẫu của Content Type:
<meta http-equiv=’Content-Type’ content=’Type=text/html; charset=utf-8′>
Hoặc bằng cách ngắn gọn hơn:
<meta charset=”utf-8″ />
Mình khuyên bạn nên đặt thẻ này ngay dưới thẻ <head>, ngay trên các thẻ khác kể cả thẻ title.

Xem thêm bài viết có liên quan Cách tối ưu Onpage cho website mới

_______________________________________________________________________________

TEAM Seo Lên Top 10 SEOLENTOP10.COM –  Dịch vụ seo từ khóa chuyên nghiệp và uy tín
Phone: 033 556 1529
Email: seolentop10.com@gmail.com
Chat Skype: seolentop10.com (vui lòng gõ tìm kiếm để add nick)
https://www.facebook.com/seolentop10