Cách tăng tốc độ tải trang web nhanh chóng

  • -

Cách tăng tốc độ tải trang web nhanh chóng

Một trong những vấn đề được các anh em SEOer quan tâm bởi tốc độ tải trang là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO. Với tốc độ tải trang quá chậm, người dùng rất dễ out khỏi trang và dẫn đến kết quả là bạn khó có thể đạt được mục tiêu từ khóa.

May mắn thay, có một vài công cụ web khá uy tín và được tin dùng, giúp bạn có thể phát hiện ra điểm yếu của website, tìm ra  Nguyên nhân gây nên tốc độ tải trang chậm

– Lời khuyên đầu tiên của tôi là PageSpeed Insights từ Google. Tối ưu website, suy cho cùng chính là làm hài lòng Google, khiến Google tăng rank trong BXH của họ, vì vậy, việc biết được Google khuyên bạn nên làm gì để cải thiện thứ hạng website của mình là rất cần thiết .

Một số tài nguyên bổ sung nhằm phân tích page speed, bao gồm:

– Google Webmaster Tools: để kiểm tra thời gian tải trang của bạn theo tháng

– Google Analytics Plugin cho WordPress

Những phương thức giúp bạn tăng tốc độ tải trang nhanh chóng

Loại bỏ những plugin và tiện ích bổ sung không cần thiết

Trường hợp website của bạn được thiết kế bằng WordPress nên việc cài đặt quá nhiều plugin sẽ làm tốc độ tải trang trở nên chậm hơn nhiều. Không những vậy, nó còn khiến cho trang web của bạn dễ gặp những rủi ro về bảo mật hơn. Vì thế nên bạn cần cân nhắc và chỉ giữ lại những plugin thực sự cần thiết và chất lượng, loại bỏ các plugin không cần thiết.

Bạn có thể tiến hành kiểm tra nhanh về tốc độ tải trang thông qua công cụ Google Pagespeed Insights.

Tối ưu hóa mã nguồn của website:

Dùng cách này bạn sẽ tăng tốc được tốc độ tải trang cho website đáng kể đấy. Hãy thử ngay những giải pháp tối ưu website sau:

+ Các hệ quản trị nội dung (CMS) hoặc các shopping cart thường phát sinh rất nhiều code HTML dư thừa. Xóa bỏ bớt hoặc làm gọn nó khi cần thiết.

+ Đưa các cấu hình CSS vào các file .css riêng biệt, không nên nhúng thẳng vào mỗi trang.

+ Tạo 1 stylesheet chứa duy nhất cấu hình sử dụng chung cho tất cả các trang. Sau đó, tạo các stylesheet riêng biệt cho mỗi layout của từng trang như: trang chủ, trang sản phẩm, trang tin tức,…Chỉ load những gì cần thiết trên mỗi trang.

+ Thử đưa các đoạn mã javascript vào các file .js, không nên nhúng thẳng vào mỗi trang. Nếu bạn nhúng javascript vào thì cứ mỗi lượt viếng thăm trang web, kể cả Googlebot, đều phải download code đó mỗi lần tại mỗi trang. Nếu bạn tách riêng ra một file .js thì Googlebot sẽ bỏ qua nó và các browser sẽ cache nó lại được.

+ Bỏ các file Flash, nếu bắt buộc phải sử dụng Flash, bạn nên sử chỉ sử dụng ở 1 phần nhỏ trên trang web.

+ Giảm thiểu mọi thứ từ HTML, javascript cho đến CSS và lưu lại một bản chưa được tối ưu của tất cả mọi thứ để chỉnh sửa lại sau này.

– Đảm bảo rằng trên mỗi trang website của bạn phải có một địa chỉ đơn. Điều này sẽ làm tăng caching performance, giảm memory usage và tăng tốc mọi thứ lên.

Cách tăng tốc độ tải trang nên áp dụng

Tối ưu hoá nền tảng của cấu hình

Nếu bạn đang sử dụng nền tảng thương mại điện từ licensed hay hosted thì sẽ có một số tùy chỉnh cấu hình có sẵn giúp tăng tốc độ tải trang. Đa phần các nền tảng hiện nay đầu cung cấp một số tinh chỉnh nhỏ nhưng đem lại hiệu quả rõ rệt.

Chẳng hạn cấu hình mặc định của Magento cho phép hỗ trợ việc nén file, sở hữu một mạng lưới phân và các cải tiến tốc độ khác. Bạn có thể sửa đổi nền tảng đó tối ưu hơn trong trang quản trị của Magento.

Bỏ hoặc hạn chế sử dụng file flash

Không ai có thể phủ định tác dụng đem lại những hiệu ứng đẹp của file flash nhưng tôi khuyên bạn nên hạn chế sử dụng nó giống như hình ảnh động. Hãy đặt nó nằm rải rác trên trang chứ đừng tập trung vào một vị trí nhất định bởi nó có thể gây rối mắt người đọc. Hãy tối giản nó trước khi sử dụng nếu bạn muốn dùng flash. Đây là cách tăng tốc độ cho website đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Cache trang web của bạn

Bạn nên sử dụng Cache nếu đang sử dụng một hệ quản trị nội dung CMS. Đây là cách tạo ra một phiên bản tĩnh cho trang web trên máy người dùng. Việc tạo Cache giúp giảm tải căng thẳng cho sever đồng thời tăng tốc độ tải trang, tiết kiệm thời gian cho người dùng mỗi khi truy cập vào website của bạn.

Một số công việc khác nên làm

– Kích hoạt tính năng nén

– Giảm thiểu CSS, Javascript và HTML

– Giảm Chuyển hướng

– Tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt

– Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ

– Sử dụng Mạng Phân phối nội dung (CDN) để tăng tốc độ tải trang web và tăng tốc độ tải xuống.

– Tối ưu hóa hình ảnh.

Xem thêm bài viết có liên quan Làm gì khi tốc độ tải trang chậm chạp

_______________________________________________________________________________

TEAM Seo Lên Top 10 SEOLENTOP10.COM –  Dịch vụ seo từ khóa chuyên nghiệp và uy tín
Phone: 033 556 1529
Email: seolentop10.com@gmail.com
Chat Skype: seolentop10.com (vui lòng gõ tìm kiếm để add nick)
https://www.facebook.com/seolentop10


  • -

Nguyên nhân khiến website chạy chậm rùa bò

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc website chạy chậm, tốc độ load quá thấp. Thông thường, khi gặp phải tình trạng web chạy chậm hay không thể load trang được, các đơn vị sở hữu website thường rơi vào trạng thái bị động, chỉ chờ hỗ trợ hay phản ánh với đơn vị thiết kế web của mình. Điều này sẽ làm cho các hoạt động kinh doanh của bạn dễ bị gián đoạn, đình trệ. Thay vào đó, có các nguyên nhân dẫn đến việc website chạy chậm mà bạn có thể kiểm tra và khắc phục tạm thời, bao gồm các nguyên nhân sau đây.

Chưa tối ưu HTML, CSS: Việc dư thừa mã CSS, viết mã tạo nhiều file CSS, CSS dùng nhiều hình ảnh làm hình nền là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc website chạy chậm. Mã nguồn cồng kềnh, bừa bộn, sẽ làm tăng dung lượng website của bạn lên và từ đó sẽ khiến thời gian tải về tăng lên đáng kể.

Cài đặt quá nhiều Plugin, Script… từ bên thứ 3: Có rất nhiều Plugin cả miễn phí, cả trả phí phù hợp với website của bạn và có khả năng hỗ trợ rất tốt trong suốt quá trính sử dụng website. Thế nhưng, nếu bạn cài đặt quá nhiều plugin không cần thiết, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tải trang, chưa kể nhiều plugin còn có thể xung đột với nhau gây ra lỗi trên website của bạn.

Hình ảnh chất lượng cao và nặng: Các kích thước hình ảnh quá lớn trong khi website không có tính năng tự resize hình ảnh sẽ làm tăng thời gian tải trang web lên.

Sử dụng phải dịch vụ hosting kém chất lượng: Website chạy chậm cũng có thể là do hosting, bạn cần kiểm tra xem hosting mình đang sử dụng là của đơn vị nào, cấu hình và vị trí địa lý có tốt hay không…

Lượng khách hàng truy cập lớn, băng thông nhỏ: Việc có quá nhiều người truy cập vào trang web nhưng khả năng chứa đựng của website bạn ít cũng sẽ dẫn đến tình trạng website chạy chậm, thậm chí là “sập” như một số trường hợp hi hữu. Nếu website của bạn thuộc lĩnh vực có thể thu hút nhiều người truy cập, bạn nên cân nhắc ngay từ đầu khi lựa chọn gói băng thông cơ bản cho mình.

Những nguyên nhân khiến website chạy chậm

Một số lý do khác:

– Sử dụng dịch vụ web (webservice) từ nhà cung cấp thứ ba hay bạn đặt quá nhiều banner quảng cáo trên web

– Hacker add các đoạn mã ăn cấp thông tin người dùng hay thực hiện các lệnh nhằm phá hỏng hệ thống.

– Sử dụng nhiều file flash ảnh hưởng đến quá trình xử lý của trình duyệt web.

– Không zip source code trong khi truyền tải dữ liệu đến người xem qua đường truyền internet.

Hy vọng qua những phân tích trên seolentop10.com đã có thể giúp bạn nhìn ra vấn đề, biết cách khắc phục tình trạng web load chậm nhé.

Xem thêm bài viết có liên quan Nguyên nhân gây nên tốc độ tải trang chậm

_______________________________________________________________________________

TEAM Seo Lên Top 10 SEOLENTOP10.COM –  Dịch vụ seo từ khóa chuyên nghiệp và uy tín
Phone: 033 556 1529
Email: seolentop10.com@gmail.com
Chat Skype: seolentop10.com (vui lòng gõ tìm kiếm để add nick)
https://www.facebook.com/seolentop10


  • -

Bí quyết giúp website chạy mượt hơn

Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp website của bạn tăng tốc độ tải trang đơn giản nhất

–   Sử dụng plugin lưu đệm

Đây là plugin quan trọng nhất giúp làm giảm tải cho server và tăng tốc độ website do nó lưu đệm các trang dưới dạng file html và đẩy nhanh trang xuống trình duyệt. Một số plugin phổ biến như WP-Supercache, QuickCache hay W3- TotalCache.

–   Giảm thanh bên / Chân trang

Trước đây có một vài widget trên thanh bên, hình ảnh… được tải mọi lúc và làm chậm trang nhưng giờ đây chúng đã giảm đi trên thanh bên. Khi nhìn vào hình nền website, ta sẽ tìm thấy nhiều widget không thích hợp đang tải mọi lúc do đó làm tăng thời gian tải. Hãy gỡ bỏ chúng để website sáng sủa hơn. Thêm vào đó hãy xây dựng một mô hình web thích ứng có khả năng tương thích với rất nhiều thiết bị di động.

–   Gỡ bỏ những widget liên quan

Việc sử dụng plugin YARPP để truyền tải những liên kết liên quan (Related link) ở cuối các bài đăng và widget Outbrain để khởi tạo các hình thu nhỏ (thumbnail) cho các bài đăng liên quan làm tăng thêm thời gian tải trang. Hãy gỡ bỏ Outbrain và chỉ sử dụng YARPP.

–   Cắt giảm số nút tắt cho mạng xã hội

Plugin Sharebar rất tuyệt vời trong việc tải về các nút chia sẻ mạng xã hội lên thanh bên, nhưng nó bắt tải nhiều script hơn và làm tăng thời gian tải trang. Hãy chỉ giữ lại một số ít nút chia sẻ của những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Google +…. Hãy sử dụng AddThis để làm giảm nút. Nhưng, những nút có tính tương tác cũng tải tất cả các script góp thêm vào thời gian tải. Hơn nữa, nếu người dùng quyết định thêm chúng trước và sau bài đăng, nó sẽ giúp chia sẻ được nhiều hơn nhưng cũng làm chậm tốc độ.

–   Không nên sử dụng các hệ thống bình luận bổ sung: Hệ thống bình luận tải một lượng script khổng lồ, rất nhiều file và làm tăng thời gian tải. Có một số hệ thống bình luận tuyệt vời như Disqus, IntenseDebate, WordPress, LiveFyre và Facebook trong đó WordPress sở hữu hệ thống bình luận cho phép tải nhẹ nhất và các hệ thống còn lại gây nhiều tải cho trang hơn.

– Để Javascript dưới chân trang, thu nhỏ hay nén lạiChuyển tất cả javascript tới chân trang để không ảnh hưởng đến tải trang. Một vài ngoại lệ là những script bất đồng bộ hiện đại mà có thể được tải bên cạnh website mà không làm chậm tốc độ, ví dụ Google khuyến cáo người dùng tải các tag Analytics HEAD. Người dùng cũng có thể kết hợp javascript và nén chúng lại để tải nhanh hơn. Luôn luôn tải và thu nhỏ CSS.

–   Giảm dung lượng hình và kích thước hình

Làm giảm kích thước hình như loại bớt màu sắc sẽ giúp tải hình nhanh hơn mặc dù chất lượng hình kém đi. Đồng thời, hãy tải càng ít ảnh lên trang càng tốt. Nhiều pluginđược khuyến nghị như Smush- it sử dụng để nén ảnh trên server. Người dùng có thể sử dụng CSS Spritesđể kết hợp hình.

–   Nhúng ít video lên hệ thống website

Hiện nay, nhúng video trên Youtube vào các trang web đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng bởi thời gian tải trang tăng cao so với các trang có nhúng video khác. Vì vậy hãy giảm số lượng video nhúng lên website.

Xem thêm bài viết có liên quan Nguyên nhân khiến website chạy chậm rùa bò

_______________________________________________________________________________

TEAM Seo Lên Top 10 SEOLENTOP10.COM –  Dịch vụ seo từ khóa chuyên nghiệp và uy tín
Phone: 033 556 1529
Email: seolentop10.com@gmail.com
Chat Skype: seolentop10.com (vui lòng gõ tìm kiếm để add nick)
https://www.facebook.com/seolentop10